Theo Wikipedia, khấu hao (Depreciation) là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ. Một số tài sản cố định thường được tính vào khấu hao là máy móc, đồ nội thất, thiết bị văn phòng…
Khấu hao có cả ý nghĩa về mặt kinh tế lẫn tài chính. Vậy cụ thể thì ý nghĩa của khấu hao là gì?
Theo nghiệp vụ kế toán, có ba phương pháp tính khấu hao được áp dụng hiện nay. Mỗi phương pháp tính sẽ sử dụng các yếu tố khác nhau cũng như mang lại hiệu quả khác nhau cho doanh nghiệp.
Cách tính khấu hao như thế nào?
Phương pháp khấu hao tuyến tính là phương pháp tính khấu hao trong đó định mức khấu hao tài sản cố định là như nhau trong suốt thời gian sử dụng. Đây là phương pháp đơn giản và thường được sử dụng nhất. Công thức tính khấu hao theo đường thẳng là: “Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/ thời gian khấu hao”. Trong đó, mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Theo phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm, tuổi thọ hữu ích của tài sản được biểu thị bằng tổng số đơn vị dự kiến sẽ được sản xuất. Bạn sẽ hiểu phương pháp khấu hao này là gì hơn nếu áp dụng tính theo công thức: “Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm”. Trong đó, mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định / sản lượng theo công suất thiết kế.
Khấu hao theo số dư giảm dần được tính theo công thức: “Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh”. Trong đó:
Tỉ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỉ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng nhân với hệ số điều chỉnh.
Tỉ lệ khấu hao tài sản cố định (TSCD) theo đường thẳng (%) = (1/ thời gian trích khấu hao của TSCD) x 100.
Ngoài ra, một số yếu tố khác để tính khấu hao sẽ được quy định cụ thể trong luật tài chính doanh nghiệp và những quy chế riêng của công ty. Trên đây chỉ là một số kiến thức cơ bản để bạn hiểu hơn khấu hao là gì. Nếu muốn hiểu rõ hơn thì bạn nên tìm thêm các tài liệu chuyên ngành để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể nhé!